Thống kê
  Đang online: 23
  Lượt truy cập: 1633712
Liên kết website
VIDEO / HÌNH ẢNH










Kiến thức phổ thông

Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập ngày càng mạnh mẽ. Một chiếc oto, một chiếc tivi và hầu như tất cả các thiết bị mang nhãn hiệu một hãng, một nước nhưng trong thiết bị đó bao gồm rất nhiều chi tiết của các hãng khác nhau, xuất xứ cũng từ nhiều nước khác nhau.

Để đánh giá, so sánh các thiết bị với nhau cũng cần dựa trên một tiêu chuẩn chung  nào đó.

Để trao đổi hàng hóa giữa các nước một cách thuận tiện cũng cần có các quy định, thống nhất rất cụ thể.

Do đó, việc đưa ra các tiêu chuẩn để áp dụng trên toàn thế giới là một việc hết sức cần thiết. Từ nhu cầu đó, trên thế giới đã hình thành các tổ chức tiêu chuẩn khác nhau với những mục đích và nhiệm vụ khác nhau. Sau đây sẽ giới thiệu một số tổ chức lớn nhất. 

 Ủy ban kỹ thuật điện Quốc tế

Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế - International Electrotechnical Commission - viết tắt là IEC, một trong ba Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO, IEC, ITU) lớn nhất về quy mô hoạt động. Hiện nay đã có trên 80 nước tham gia vào IEC, đặc biệt các nước phát triển. Việt nam cũng là thành viên chính thức của IEC.

 Chức năng, nhiệm vụ chính của Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (IEC) là tổ chức nghiên cứu, xây dựng và công bố tiêu chuẩn trong lĩnh vực điện và điện tử.  Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế đã đóng góp một cách có hiệu quả cho hoạt động thương mại toàn cầu.

Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế IEC có khoảng 200 ban kỹ thuật và tiểu ban kỹ thuật được ký hiệu TC (số thứ tự của ban kỹ thuật) hoặc SC (số thứ tự của ban kỹ thuật + chữ số ký hiệu của tiểu ban).  Như vậy khi xây dựng tiêu chuẩn IEC đã phải có sự tham gia góp ý của tất cả các thành viên, và nội dung tiêu chuẩn IEC khi đó phù hợp và được áp dụng ở hầu hết các nước thành viên.

 T chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO)

 Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế  (ISO) là cơ quan thiết lập tiêu chuẩn Quốc tế, đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới. ISO được thành lập ngày 23 tháng 2 năm 1947. Trụ sở và Ban thư ký đặt tại Geneva, Thụy sỹ. Đến năm 2018, ISO đã có 161 quốc gia thành viên. Việt nam tham gia năm 1977, là thành viên thứ 77 của tổ chức này. ISO là liên đoàn quốc tế của các cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc gia và là tổ chức tiêu chuẩn hoá lớn nhất thế giới hiện nay.

Mục tiêu của ISO là thúc đẩy sự phát triển của công tác tiêu chuẩn hoá và các hoạt động có liên quan nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới cũng như góp phần vào việc phát triển sự hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ, khoa học, công nghệ và kinh tế. Kết quả của các hoạt động kỹ thuật của ISO là các tiêu chuẩn quốc tế ISO. Với lợi ích của việc áp dụng ISO, ngày nay người ta mở rộng phạm vi áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt loại hình, quy mô và sản phẩm, kể cả lĩnh vực quản lý doanh nghiệp.

 

 

Bài viết cùng chuyên mục
Tìm kiếm
Lựa chọn chuyên mục
Hỗ trợ trực tuyến

Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký TS. Nguyễn Xuân Tiên

0243.771.0543

0913212345