Thống kê
  Đang online: 10
  Lượt truy cập: 1540307
Liên kết website
VIDEO / HÌNH ẢNH








Khoa học công nghệ

Trong bài viết trước đã mô tả sơ lược các chính sách giảm phát thải các-bon của Nhật Bản, tình hình năng lượng và các chính sách liên quan đến năng lượng. Trong đó, Bơm nhiệt được coi là công nghệ then chốt trong quá trình giảm phát thải các-bon ở Nhật Bản. Bài viết này sẽ trình bày chi tiết hơn các chính sách liên quan đến năng lượng, thị trường và các dự án Nghiên cứu & Phát triển của Nhật Bản liên quan đến Bơm nhiệt.

Xem toàn văn: /Data/upload/files/Article2_%20VNs.pdf

 

Nhật Bản là một trong những quốc gia đã cam kết thực hiện giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Vào tháng 10 năm 2020, thủ tướng Yoshihide Suga đã đưa ra tuyên bốgiảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Vào tháng 4 năm 2021, trong “Hội nghị thượng đỉnh các Nhà lãnh đạo về khí hậu” do Mỹ đăng cai tổ chức, Nhật Bản cũng đưa ra tuyên bố về việc đặt mục tiêu giảm gần một nửa lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030. Theo đó, bốn chính sách lớn liên quan đến giảm phát thải các-bon đã được ban hành vào tháng 10 năm 2021, bao gồm:

Xem toàn văn: /Data/upload/files/Article1_%20VNs1.pdf

 

Nội dung trình bày

1. Nguồn phát sinh và tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe

2. Thực trạng ô nhiễm không khí xung quanh và bên trong công trình

3. Biện pháp giảm thiểu

Xem toàn văn bài trình bày: /Data/upload/files/Chat%20luong%20KK%20TCTN.ppt

Giảm phát thải các-bon là một trong những chìa khóa cho xã hội bền vững và quyết liệt giảm phát thải CO2 bằng cách phổ biến sử dụng rộng rãi máy bơm nhiệt được kỳ vọng sẽ chiếm 14% mục tiêu giảm CO2 của Nhật Bản vào năm 2050, theo kết quả phân tích mới nhất của Trung tâm Công nghệ Trữ nhiệt & Bơm nhiệt Nhật Bản (HPTCJ).

Tiềm năng giảm phát thải CO2 nhờ sử dụng máy bơm nhiệt cho gia nhiệt trong lĩnh vực công nghiệp (33,54 MT-CO2/năm) chiếm tỷ trọng lớn nhất, và cho nước nóng trong lĩnh vực thương mại (6,01 MT-CO2/năm) chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng công suất bơm nhiệt so với Kịch bản thông thường (BAU), điều này có nghĩa máy bơm nhiệt đóng vai trò quan trọng, và nỗ lực để ứng dụng rộng rãi máy bơm nhiệt trong các lĩnh vực này là rất cần thiết để đạt được mức giảm phát thải CO2. Xem toàn văn:/Data/upload/files/FINAL.doc

 

 

Để có một công trình xây dựng hoàn chỉnh, liên quan đến rất nhiều yếu tố: chủng loại chất lượng vật liệu cho công trình, thiết kế hệ thống điện, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống thông gió và điều hòa không khí… Do đó, đánh giá một cách chính xác và đầy đủ công trình xanh là một việc hết sức khó. Đặc biệt việc phân loại chất lượng của các công trình xanh lại càng khó. Do đó, hiện nay chưa thể dán nhãn năng lượng cho công trình xanh mà chỉ có thể phân loại công trình xanh và cấp chứng chỉ, ví dụ như chứng chỉ vàng, bạc, đồng.

Năm 1975 đạo luật chính sách và bảo tồn năng lượng của Mỹ đã yêu cầu ủy ban thương mại liên bang (FTC) thiết lập chương trình dán nhãn năng lượng và bộ năng lượng (DOE) xây dựng mục tiêu dán nhãn năng lượng tự nguyện. Năm 1978, đạo luật bảo tồn và chính sách năng lượng thay đổi mục tiêu dán nhãn năng lượng tự nguyện thành các tiêu chuẩn bắt buộc và cũng từ lúc đó ở Mỹ bắt đầu quy định tiêu chuẩn MEPS để các nhà sản xuất phải đáp ứng theo. Chương trình dán nhãn, EnergyGuide có hiệu lực từ năm 1980. Khi đó các nhà sản xuất bắt buộc phải dán nhãn thông báo về lượng điện tiêu thụ của thiết bị. Năm 1992, đã ban hành luật chính sách năng lượng. Xem tiếp:/Data/upload/files/DNNL%20O%20MOT%20SO%20NUOC.pdf

Trong công nghiệp, Nhà nước đã tiến hành dán nhãn năng lượng cho các thiết bị sử dụng điện. Việc dán nhãn đã mang lại hiệu quả cao cho việc tiết kiệm điện năng. Nhưng  một đối tượng sử dụng điện năng khá lớn là các tòa nhà, văn phòng, khách sạn và các chung cư chưa được dán nhãn năng lượng.  Các nước cũng như ở nước ta cũng dành nhiều quan tâm đến việc tiết kiệm năng lượng cho các tòa nhà đó. Tuy chưa dán nhãn năng lượng nhưng  vẫn tìm các tiêu chuẩn cho công trình tiết kiệm năng lượng. Và hầu như tất cả các nước đều dùng chung khái niệm là tòa nhà xanh. Ở các nước khác nhau quy định tiêu chuẩn cho các công trình xanh cũng khác nhau. Dưới đây xin giới thiệu một số tiêu chuẩn của một số nước:

 

Trước kia, các sản phẩm đưa ra thị trường không có một đơn vị nào kiểm tra cũng như đánh giá về mặt chất lượng. Khi chọn sản phẩm, người mua hàng chỉ  biết dựa vảo thương hiệu hoặc các quảng cáo của doanh nghiệp. Như vậy, có khi mua được sản phẩm tốt, nhưng cũng có khi mua phải sản phẩm kém chất lượng. Đặc biệt nhà nước không quản lý được mức độ tiết kiệm năng lượng các sản phẩm trên thị trường.

Luật sử dụng tiết kiệm và hiệu quả đã là cơ sở để Nhà nước có các biện pháp quản lý chất lượng của sản phẩm.

Bảo vệ môi trường sống là một nhiệm vụ cấp bách của mỗi người sống trên hành tinh này. Trên thế giới, bảo vệ môi trường là một đề tài được tất cả các nước quan tâm, đặc biệt các nước phát triển. Ở nước ta Chính phủ đã tham gia tất cả các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, chống nóng lên của trái đất và bảo vệ tầng ozon.

 



1 of 3
1 | Next End
Tìm kiếm
Lựa chọn chuyên mục
Hỗ trợ trực tuyến

Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký TS. Nguyễn Xuân Tiên

0243.771.0543

0913212345