Thống kê
  Đang online: 7
  Lượt truy cập: 1348204
Liên kết website
VIDEO / HÌNH ẢNH






Kiến thức phổ thông

 

  1. Hệ đơn vị quốc tế SI

Trước kia, trên thế giới mỗi một nước có một đơn vị đo khác nhau và gây rất nhiều khó khăn cho giao lưu giữa các nước. Ví dụ, ở nước ta độ dài đo bằng mét nhưng các nước lại đo là in. Khối lượng có nước đo là kg, có nước đo bằng tạ hoặc poun. Thể tích, có nơi đo là lít, cm3, có nơi đo bằng food3, gollon…Đề khắc phục nhược điểm trên tổ chức tiêu chuẩn thế giới ISO đã thống nhất dùng một đơn vị đo lường thống nhất gọi là hệ đơn vị quốc tế SI (Système International d’Unités). Tất cả các nước đều thống nhất dùng đơn vị SI. Việt Nam cũng chính thức sử dụng hệ SI từ những năm 1980 và tiêu chuẩn Việt Nam mới nhất TCVN 7870-1:2010 là tiêu chuẩn Việt nam được quy định dựa trên hệ tiêu chuẩn SI.  Tiêu chuẩn đó là đơn vị chính thức, hợp pháp của Việt Nam và được luật hóa bằng luật đo lường của Quốc hội số 04/2011/QH13 ngày 11/11/2011 Chính phủ đã ban hành nghị định số 86/2012/NĐ-CP  ngày 19/10/2012 hướng dẫn thi hành luật đo lường của Quốc hội. Trong Tiêu chuẩn Việt Nam 7870 quy định rất cụ thể bằng các tiêu chuẩn khác nhau cho các ngành khác nhau. Ví dụ: TCVN 7870-3: 2007 không gian và thời gian, TCVN 7870-7: 2009 ánh sáng, TCVN 7870-13:2010 Khoa học và công nghệ thông tin.

  Bảy đơn vị cơ bản của hệ thống đơn vị SI như sau:

TT

Đại lượng cơ bản của ISQ

Đơn vị cơ bản SI

Tên

Ký hiệu

1

độ dài

mét

m

2

khối lượng

kilôgam

kg

3

thời gian

giây

s

4

cường độ dòng điện

ampe

A

5

nhiệt độ *

kenvin

K

6

lượng chất

mol

mol

7

cường độ sáng

candela

cd

 

 

Ghi chú: Đơn vị nhiệt độ đã được hội nghị thế giới lần thứ 13 tháng 10 năm 1967 họp tại New York quyết định sử dụng “kenvin” thay cho “độ kenvin”, ví dụ hai trăm bảy ba kenvin viết là  273 K (không viết là 273 oK). Tất cả các hiệu nhiệt độ dù là ΔT hay Δt đều dùng đơn vị K, ví dụ 38 oC – 25 oC = 13 K (không viết 13 oC).

 Các đơn vị khác được gọi là các đơn vị dẫn xuất của hệ SI. Ví dụ: Diện tích là m2, thể tích là m3, áp suất là Pa,

Các đơn vị dẫn xuất thường găp trong ngành nhiệt lạnh

TT

Đại lượng

Đơn vị

Cách viết khác

Tên

Ký hiệu

1

diện tích

mét vuông

m2

 

2

thể tích (dung tích)

mét khối

m3

 

3

vận tốc

mét trên giây

m/s

 

4

mômen lực

niutơn mét

N·m

N m hoặc Nm

5

áp suất, ứng suất

pascan

Pa

 

6

độ nhớt động lực

pascan giây

Pa·s

 

7

độ nhớt động học

mét vuông trên giây

m2/s

 

8

lưu lượng thể tích

mét khối trên giây

m3/s

 

9

lưu lượng khối lượng

kilôgam trên giây

kg/s

 

10

nhiệt lượng riêng

jun trên kilôgam

J/kg

 

11

nhiệt dung

jun trên kenvin

J/K

 

12

nhiệt dung riêng (nhiệt dung khối)

jun trên kilôgam kenvin

J/(kg·K)

J/(kg K) hoặc J/(kgK)

13

mật độ dòng nhiệt (thông lượng nhiệt bề mặt)

oát trên mét vuông

W/m2

 

14

hệ số truyền nhiệt, hệ số tỏa nhiệt

oát trên mét vuông kenvin

W/(m2 · K)

W/(m2 K) hoặc W/(m2K)

15

hệ số dẫn nhiệt (độ dẫn nhiệt)

oát trên mét  kenvin

W/(m · K)

W/(m K)

           
 

 

  1. Bảng chuyển đổi các đơn vị đo lường

Khi chúng ta đi mua một máy điều hòa, có khi người bán nói năng suất lạnh là Btu/h, khi nói là W, khi nói là Kcal/h. Các đơn vị chiều dài diện tích, nhiệt độ, áp suất đều có các tên gọi khác nhau. Vậy bản chất của sự khác nhau là gì?

Bản chất vật lý của các hiện tượng không thay đổi, khi dùng các đơn vị khác nhau là do thói quen của các nước khác nhau. Theo quy định của quốc tế, các đơn vị đo cơ bản: chiều dài là mét, thời gian là giây, khối lượng là kilogam, lực là Niuton (N). Thí dụ tốc độ là m/s, công là jun = N/m, công suất là W=jun/s, áp suất là pascan = N/m2  vv…

Để giúp các bạn quy đổi giữa các tên gọi về đơn vị khác nhau, chúng tôi xin giới thiệu bảng chuyển đổi dưới đây:

 

Bảng tính chuyển đổi một số đơn vị

 

1. Chiều dài

1in = 0,0254m

1ft = 0,3048m

1yard = 0,914m

1mile = 1609,35m

 

9. Thể tích, lưu

lượng thể tích

1cu.in = 16,39.10-6m3

1cu.ft = 0,02832.106m3

1imp.gallon = 4,546.10-3m3

1USA gallon (chất lỏng)=

              = 3,785.10-3m3

1USA gallon (chất khô) =

              = 4,405.10-3m3

1bushel (chất khô) = 0,0352m3

1cu.ft/lb = 0,06243m3/kg

1cfm(cu.ft/min) = 4,72.10-4m3/s

2.Tốc độ

1mph (miles per hour) = 0,447m/s

1ft/min (fpm) = 0,0051m/s

1km/h = 0,278m/s

 

3. Diện tích

1s.in = 0,465.10-3m2

1sq.ft = 0,929m2

 

4.Khối lượng

1lb (pound) = 0,4536kg

1Zentner     = 50kg

1grain        = 64,8.10-6kg

1ton (long) = 1016kg

1ton (short) = 907kg

 

10. Công Nhiệt

lượng

1kWh = 3600kJ

1kGm = 9,81J

1kcal = 4187J

1Btu = 1055J

1Btu/lb = 2326J/kg

5. Lực

1dyn = 10-5N

1kG  = 9,81N

 

11. Công suất

dòng nhiệt

1kGm/s         = 9,81W

                    = 9,81J/s

6. Áp suất

1kG/cm2 = 1at = 98100N/m2

             = 0,981bar

1bar      = 105N/m2

1mbar   = 100N/m2

1atm    = 1,013bar

10mH2O = 1at = 0,981bar

760mmHg = 1atm = 1,013bar

750mmHg = 1bar

735,5mmHg = 1at = 0,981bar

1mmHg = 1Torr = 133,2N/m2

1Pa = 1N/m2

1psi (lb/in2) = 0,06895bar

1in Hg = 3387N/m2

1inWS =3387Pa

 

 

1 mã lực PS  = 735,5W

1 mã lực HP  = 745,5W

1kcal/h = 1,163W

1Btu/h  = 0,293W

1USRT (tấn lạnh Mỹ) =

          = 12.000Btu/h

          = 3024 kcal/h

          = 3561W

1IRT (tấn lạnh Anh) = 4186W

1IKT (tấn lạnh Nhật) = 3860W

7. Nhiệt dung riêng

1kcal/kg độ = 4187J/kgK

1Btu/lbFdeg =  4187J/kgK

 

12. Hệ số dẫn

nhiệt

1kcal/mhđộ = 1,163W/mK

1Btu in/ft2.hFdeg = 0,144W/mK

1Btu in/ft.hFdeg = 1,731W/mK

8. Nhiệt độ

toC = 9/5(toF - 32)

toF = 9/5toC + 32

tK = toC + 273,15

 

13. Độ nhớt

động

1cSt(centistokes) = 10-6m2/s

1ft2/h = 25,8.10-6m2/s

1ft2/s = 0,0929 m2/s

 

 

Thí dụ: Trên máy ghi năng suất lạnh 12000Btu/h. muốn  đổi ra w: 12000*0,293=3516w. Máy 18000Btu/h: 18000*0,293=5274w.

Ngược lại trên máy ghi kW ta đổi ngược lại. Thí du trên máy ghi 3kW=3000W, đổi ra Btu/h:

3000/0,293= 10238Btu/h;  Máy ghi 5kW: 5000/0,293= 17064Btu/h .

 

 

 

Bài viết cùng chuyên mục
Tìm kiếm
Lựa chọn chuyên mục
Hỗ trợ trực tuyến

Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký TS. Nguyễn Xuân Tiên

0243.771.0543

0913212345