Có thể nói rằng đặc tính riêng của nhiệt năng là khả năng biến đổi hạn chế, tính không thuận nghịch của các quá trình thực làm nên sự xuống cấp của nhiệt năng và có quan hệ chặt chẽ với môi trường xung quanh. Đó là những vấn đề đã được đề cập trong nguyên lý II nhiệt động học, đặc trưng cho mặt chất lượng của nhiệt năng. Thế nhưng trong nghiên cứu và thực hiện các bài toán thực tế về Nhiệt – lạnh chúng ta thường chỉ sử dụng nguyên lý I nhiệt động trên cơ sở cân bằng số lượng của các dạng năng lượng khác nhau, ở các nhiệt độ khác nhau tham gia vào quá trình. Thực tế này về cơ bản là phù hợp với các bài toán thiết kế hay khi so sánh các phương án trong cùng một điều kiện hoạt động, mà chưa thể làm rõ việc sử dụng năng lượng tối ưu và cũng chưa chỉ ra chính xác nơi xảy ra tổn thất lớn nhất để quy hoạch cải tiến, nâng cấp hiệu quả nhất.
Bài báo giới thiệu 3 loại môi chất lạnh ứng dụng cho bơm nhiệt. Thứ nhất là loại thân thiện với môi trường (môi chất lạnh thế hệ 4), thứ 2 là môi chất thường dùng hiện nay cho bơm nhiệt nhiệt độ thường (nhiệt độ không khí hoặc nước nóng 50 ÷ 60oC), và thứ 3 là loại cho nhiệt độ cao (80 ÷ 90oC) cũng như rất cao (120 ÷ 165oC). Bài báo cũng giới thiệu cácchu trình cũng như các sản phẩm và ứng dụng cụ thể trong khu vực gia đình, thương mại và công nghiệp
Tài liệu trình bày giải pháp sử dụng chiller thu hồi nhiệt để cung cấp Nhiệt – Lạnh cho công trình đa năng đem lại hiệu quả tiết kiệm điện 20% so với chiller chỉ làm lạnh và bơm nhiêt cấp nước nóng. Đối với căn hộ, sử dụng bơm nhiệt cấp nước nóng hộ gia đình thay cho bình đun điện, hiệu quả dự án 1 triệu căn hộ đem lại kết quả tiết kiệm hơn 2,17 tỷ kWh/năm (5.500 tỷ VNĐ/năm), giảm phát thải khí nhà kính 896.000 tấn CO2/năm và nhà nước giảm đầu tư nhà máy điện 350 MW trị giá 460 triệu USD. Đây là công nghệ sử dụng năng lượng có hiệu quả đem lại lợi ích toàn diện cho các mục tiêu: Tiết kiệm năng lượng trong công trình xanh, giảm đầu tư nguồn điện quốc gia và bảo vệ môi trường chủ động. Xem tiếp: /Data/upload/files/giai%20phap%20CTX.pdf
Bài báo phân tích sự cần thiết phải tính đến chất lượng của năng lượng nhiệt, đặc biệt trong các nghiên cứu nâng cao hiệu quả, tiết kiệm năng lượng; cơ sở khoa học; cách làm và ví dụ áp dụng.(Xem tiếp)
Do R134a có tiềm năng làm nóng địa cầu cao GWP = 1600 nên sẽ được thay thế trong tương lai gần. Môi chất lạnh mới R1234ze(E) được chính phủ Mỹ khuyên dùng trong điều hòa ô tô và chiller làm lạnh nước vì có ODP = 0,000 và GWP = 6 rất thân thiện với môi trường . Ở Nhật người ta lại có xu hướng sử dụng R32 có ODP = 0,000 và GWP = 675 cho hầu hết các loại máy điều hòa gia dụng và thương nghiệp để thay thế cho R134a và cả R22, R407C và R410A. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu lý thuyết khả năng ứng dụng của chúng trong tủ lạnh gia đình và máy lạnh thương nghiệp khi so sánh chúng với môi chất lạnh truyền thống R134a. Chu trình lý thuyết tương ứng được lựa chọn là chu trình quá lạnh quá nhiệt với nhiệt độ ngưng tụ 50 oC, nhiệt độ bay hơi từ -10 đến -30oC cách nhau 5K. Do có COP và hiệu suất exergy cao hơn của R134a, các thông số khác cũng tỏ ra thuận lợi, nên R1234ze(E) được đánh giá là ứng viên tiềm năng cho tủ lạnh gia dụng và máy lạnh thương nghiệp. Do có COP và hiệu suất exergy thấp hơn R134a và đặc biệt do có nhiệt độ cuối tầm nén quá cao, nên R32 khó có thể ứng dụng vào lĩnh vực này. (Xem tiếp)
Bài báo trình bày nghiên cứu lý thuyết so sánh môi chất lạnh mới R1234yf và R32 với R134a trong tủ lạnh gia dụng và máy lạnh thương nghiệp. Chu trình lý thuyết dùng để so sánh là chu trình quá lạnh quá nhiệt với nhiệt độ ngưng tụ 50 oC và nhiệt độ bay hơi khác nhau -30, -25, -20, -15 và -10 oC. Các thông số tính toán là áp suất bay hơi, áp suất ngưng tụ, nhiệt độ đầu đẩy, năng suất lạnh riêng thể tích, hiệu quả năng lượng COP và hiệu suất exergy ηe của chu trình. Kết quả cho thấy, những thông số trên của R1234yf và R134a có giá trị gần tương đương nhau. Trong khi đó R32 có áp suất bay hơi, áp suất ngưng tụ và đặc biệt nhiệt độ cuối tầm nén quá cao, hiệu quả năng lượng và hiệu suất exergy lại thấp hơn từ 12 đến 13%. Từ khóa: R1234yf, R32, tủ lạnh, máy lạnh thương nghiệp, COP, hiệu suất exergy. (Xem tiếp)
Tóm tắt: Song song với kỹ thuật lạnh, môi chất lạnh cũng đã trải qua một chặng đường phát triển vô cùng cam go vất vả. Bài báo giới thiệu các bước phát triển, các yêu cầu đối với từng thời kỳ và cách phân chia môi chất lạnh thành các thế hệ với các đặc điểm rõ ràng của từng thế hệ. Bài báo cũng giới thiệu về tam giác dẫn xuất hydrocarbon halogen và chỉ ra sự eo hẹp của lựa chọn môi chất lạnh khả thi so với yêu cầu về an toàn, cháy nổ, ODP và GWP. Bài báo cũng giới thiệu sơ lược về các ứng viên cho môi chất lạnh thế hệ thứ 4, sự trở lại mạnh mẽ của môi chất lạnh tự nhiên cũng như định hướng tìm kiếm môi chất lạnh mới.
Chúng ta biết rằng bao xung quanh trái đất là các tầng khí quyển. Các tầng khí quyển đó có nhiệm vụ cung cấp Oxy cho sự sống trên trái đất, vừa bảo vệ cho con người khỏi các tác động không có lợi từ ngoài vũ trụ.
Chúng tôi xin giới thiệu các Tiêu chuẩn Quốc gia của Việt nam (TCVN) về kỹ thuật lạnh và điều hòa không khí đã được ban hành. Trước mắt, chúng tôi xin giới thiệu tên các tiêu chuẩn, còn nội dung cụ thể các tiêu chuẩn chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu tóm tắt sau này.
HỘI KHOA HỌC KỸ THUẬT LẠNH VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ VIỆT NAM Trụ sở chính:Phòng 302, Nhà A3, số 10 Nguyễn Công Hoan, Q.Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 0243.771.0543 || Fax: 0243.771.0543 . Email: lanhdhkk@yahoo.com