Thống kê
  Đang online: 6
  Lượt truy cập: 1345673
Liên kết website
VIDEO / HÌNH ẢNH






Tin tức và sự kiện
  1. NHU CẦU NĂNG LƯỢNG Ở VIỆT NAM

Kinh tế năng lượng hình thành ở các quốc gia theo từng giai đoạn, VECEA dự báo nhu cầu năng lượng cho các lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam như sau:

Dự báo nhu cầu năng lượng cho các ngành ở Việt Nam

 Phát triển nhanh chóng ngành năng lượng đã đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, nhưng hiệu quả sử dụng năng lượng còn thấp, thể hiện qua kết quả đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các ngành khá cao: công nghiệp 20%, xây dựng, vận tải 25-35%, dân dụng và dịch vụ 15-30% - Nguồn VECEA.Trong diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2020, Cục điên lực đã trình bày chính sách phát triển hạ tầng năng lượng bền vững, nhà nước đã có những chính sách đúng đắn thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân vào thị trường điện năng lượng tái tạo. Đến 7/2020 đã có 5.053 MW điện mặt trời, 429 MW điện gió đi vào hoạt động, chiếm 9,5% tổng công suất nguồn đặt hệ thống. Điện mặt trời mái nhà đến 8/2020 đạt 1.128 MWp, cung cấp điện cho hộ tiêu dùng tại chỗ, đây là giải pháp cung cấp điện bền vững  giảm nhẹ cho lưới điện quốc gia khi bổ sung pin lưu trữ.

2. DỰ THẢO QUY HOẠCH ĐIỆN VIII

Dự thảo quy hoạch điện VIII đã hoạch định chiến lược phát triển điện lực, xây dựng hệ thống lưới điện đồng bộ với nguồn điện, có khả năng vận hành linh hoạt,ưu tiên phát triển nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo.

Theo dự thảo Quy hoạch điện VIII, từ 2026 – 2045 Việt Nam xây dựng tiếp 54 nhà máy nhiệt điện than và tua bin khí hỗn hợp vói tổng công suất đặt 82.830 MW, chiếm trên 50% tổng công suất đặt năm 2045, đây là định hướng không phù hợp với xu thế phát triển nguồn điện hiện nay trên thế giới. Việt Nam sẽ phải nhập khẩu hàng trăm triệu tấn than, LNG từ xa 4000 km để đốt và phải xử lý hàng triệu tấn chất thải gây ô nhiễm môi trường.

Dự báo sản xuất điện của Việt Nam

Nếu quy hoạch bớt đi một vài nhà máy điện, giành chi phí hỗ trợ  phát triển điện năng lượng tái tạo (NLTT), nghiên cứu sản xuất pin lưu trữ Lithium và pin dòng chảy oxy hóa khử Vanadium (VRFB) tương ứng với tỷ lệ NLTT trong cân bằng lưới điện quốc gia và tiêu thụ điện hộ gia đình. Phát triển công nghệ điện phânsản xuất Hydro từ nguồn điện tái tạocòn đang bị bỏ phí (khoảng 1,68 tỷ kWh năm 2020), đem lại lợi ích cho các nhà đầu tư điện tái tạo, phù hợp với xu hướng chuyển dịchthị trường năng lượng Hydro.

3. TĂNG TRƯỞNG XANH Ở VIỆT NAM

Phát triển nguồn NLTT, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là giải pháp cấp thiết giảm nhẹtình trạng biến đổi khí hậu hiện nay. Trong những năm qua, nhiều tổ chức quốc tế đã hỗ trợ chính phủ Việt Nam xây dựng chương trình năng lượng quốc gia, bao gồm Quy hoạch điện, Cải cách kinh tế vĩ mô/ Tăng trưởng xanh và dự án nghiên cứu Vai trò năng lượng sinh học trong cân bằng lưới điệnViệt Nam.

- GIZ, Dự án PEEB -2020 :  Hướng tới mục tiêu phát triển thị trường nhà ở hiệu quả năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính quốc gia, chương trình hiệu quả năng lượng trong các tòa nhà (PEEB) đã phối hợp các nguồn lực tài chính và năng lực kỹ thuật của AFD, GIZ và ADEME để phát triển thị trường nhà ở hiệu quả năng lượng, thông qua hỗ trợ soạn thảo “Sách hướng dẫn kỹ thuật công trình nhà ở HQNL/PTT tại Việt Nam”

- GIZ , Dự án -2021: Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh

Tham gia ý kiến và kiểm tra sự phù hợp, nhất quán về kỹ thuật  đối với dự thảo “Danh mục phân loại dự án xanh”. Chương trình đề xuất 98 dự án thuộc 9 lĩnh vực cho Tín dụng xanh và Trái phiếu xanh của Việt Nam.

  • Năng lượng có 23 dự án, tập trung vào phát triển các nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, năng lượng sinh khối, năng lượng đại dương) và hệ thống truyền tải phân phối điện.
  • Sản xuất pin lưu trữ điều hòa nguồn điện năng lượng tái tạo.
  • Sản xuất Hydro theo công nghệ  điện phân nước bằng nguồn điện năng lượng tái tạo là giải pháp ổn định lưới điện quốc gia khi tỷ trong điện tái tạo chiếm 20%.
  • Sản xuất Hydro từ nguồn Biomass.
  • Sử dụng năng lượng tiết kiệm và  hiệu quả trong công trình nhà ở

- EREA và GIZ , Dự án 2021:  Nghiên cứu vai trò của năng lượng sinh học trong việc cân bằng lưới điện ở Việt Nam. Dự án tập trung vào 3 gói công việc: Chính sách của Việt Nam trong việc cân bằng lưới điện có tỷ trọng đáng kể các nguồn điện tái tao, vai trò của năng lượng sinh khối và điện sinh khối trong cân bằng lưới điện Việt Nam.

Kết quả của các dự án đã giúp Việt Nam tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chiến lược phát triển kinh tế năng lượng của các nước tiên tiến, tạo nền tảng vững chắc cho mục tiêu phát triển kinh tế đất nước.
 

 

Bài viết cùng chuyên mục
Tìm kiếm
Lựa chọn chuyên mục
Hỗ trợ trực tuyến

Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký TS. Nguyễn Xuân Tiên

0243.771.0543

0913212345