Ở nước ta, Quốc hội đã thông qua luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại kỳ họp thứ 7 ngày 17/5/2010 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2011. Trong quyết định số 04/2017/QĐ-TTg ngày 9/3/2017 của Thủ tướng chính phủ đã quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu. Quyết định 24/2018/QĐ-TTg ban hành các danh mục và lộ trình phương tiện thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ. Ngày 28/12/2016, Bộ Công thương đã có thông tư 36/2016/TT-BCT quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương. Như vậy, về mặt pháp lý việc dán nhãn năng lượng đã quy định rất đầy đủ và chi tiết và thời gian bắt đầu dán nhãn cũng rất rõ ràng. Danh mục các thiết bị phải dán nhãn năng lượng theo bảng sau:
STT
|
Tên phương tiện, thiết bị
|
Loại nhãn năng lượng áp dụng
|
1
|
Đèn huỳnh quang compact
|
Nhãn xác nhận
|
2
|
Đèn huỳnh quang ống thẳng
|
Nhãn xác nhận
|
3
|
Chấn lưu dùng cho đèn huỳnh quang
|
|
a
|
Chấn lưu điện từ
|
Nhãn so sánh cấp 5 sao
|
b
|
Chấn lưu điện tử
|
Nhãn xác nhận
|
4
|
Quạt điện
|
Nhãn so sánh cấp 5 sao
|
5
|
Máy điều hòa nhiệt độ
|
Nhãn so sánh cấp 5 sao
|
6
|
Tủ lạnh
|
Nhãn so sánh cấp 5 sao
|
7
|
Máy biến áp phân phối
|
Nhãn xác nhận
|
8
|
Thiết bị chiếu sáng công cộng
|
Nhãn xác nhận
|
9
|
Thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời
|
Nhãn xác nhận
|
10
|
Máy thu hình
|
Nhãn so sánh cấp 5 sao
|
11
|
Màn hình máy tính
|
Nhãn xác nhận
|
12
|
Máy in
|
Nhãn xác nhận
|
13
|
Máy photo copy
|
Nhãn xác nhận
|
Như vậy ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới đều tồn tại 2 loại nhãn năng lượng:
-
Nhãn xác nhận hay còn gọi là ngôi sao năng lượng Việt. Loại nhãn này được dán cho các loại phương tiện thiết bị lưu thông trên thị trường vượt quá một mức hiệu suất năng lượng cao (HEPS). Chỉ số hiệu suất năng lượng cao do Bộ Công thương quy định tùy từng thời điểm nhất định. Nhãn có hình tam giác với ba cánh tròn, biểu tượng ngôi sao vàng trên nền tem xanh lá cây sẫm và viền xanh lá mạ. Tem được dán trực tiếp trên bề mặt sản phẩm. Các thiết bị như: bóng đèn chấn lưu, động cơ điện, máy biến áp, máy in, máy photo copy được dán loại nhãn năng lượng này. Như vậy cùng loại thiết bị, thí dụ cùng một máy in, máy có nhãn năng lượng sẽ tiết tốt hơn loại không có nhãn.
-
Nhãn năng lượng so sánh là nhãn dán cho các phương tiện, thiết bị lưu thông trên thị trường có mức hiệu suất năng lượng khác nhau từ 1 sao đến 5 sao. Ở đây, người tiêu dùng có thể nhận thấy ngay loại 1 sao là tiêu thụ năng lượng nhiều nhất và khi số sao càng tăng thì tiêu thụ năng lượng càng giảm và 5 sao là tiêu thụ năng lượng tiết kiệm nhất. Các sản phẩm như điều hòa, tủ lạnh, máy giặt, bình đun nước nóng có dự trữ thuộc diện các sản phẩm bắt buộc phải dán nhãn so sánh. Chỉ số hiệu suất năng lượng tương ứng với các sao được cấp do các phòng thử nghiệm mà Bộ Công thương chỉ định. Trước thông tư 36/2016/TT-BCT thì tất cả các nhãn năng lượng do Bộ Công thương cấp. Từ sau thông tư 36/2016/TT-BCT thì các doanh nghiệp tự xác nhận, tự dán nhãn năng lượng và tự chịu trách nhiệm trên hàng hóa của mình. Trên nhãn so sánh bao gồm các thông tin sau:
+ Tên/mã sản phẩm là tên hoặc mã sản phẩm doanh nghiệp đăng ký dán nhãn
+ Hãng sản xuất là tên tổ chức/doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm đăng ký dán nhãn năng lượng.
+ Phần hiện chỉ số đánh giá mức tiết kiệm năng lượng (cấp hiệu suất năng lượng). Kết quả này là do đơn vị kiểm định cấp giấy xác nhận. Chỉ số đó sẽ nằm trong khoảng giữa chỉ số sao được cấp và chỉ số của sao cấp dưới. Đây là một chỉ số hết sức quan trọng. Nếu giả sử 2 thiết bị cùng chỉ số 4 sao nhưng thiết bị nào có chỉ số trên thấp hơn thì thiết bị đó tiết kiệm năng lượng hơn.
Ngoài ra, có thể còn có một vài thông tin khác.
Tóm lại, người tiêu dùng khi chọn mua thiết bị, ngoài việc chọn hãng nào có uy tín cần xem xét kỹ nhãn năng lượng được dán trên thiết bị. Thiết bị càng nhiều sao thì càng tiết kiệm năng lượng và nếu cùng một số sao như nhau thì xem cụ thể chỉ số hiệu suất năng lượng là bao nhiêu.