Ngày 21/11/2024, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Hội KHKT Lạnh và ĐHKK Việt Nam kết hợp với Tập đoàn Intech, Công ty Cổ phần Thương hiệu và Truyền thông Quốc tế IBC tổ chức Hội thảo “Làm lạnh bền vững và xu hướng chuyển đổi xanh trong lĩnh vực lạnh và điều hòa không khí: Giải pháp hướng tới thực hiện ‘Sáng kiến Làm mát Toàn cầu - COP 28”.
Tham dự Hội thảo có TS. Tạ Quang Ngọc - Chủ tịch Hội KHKT Lạnh và ĐHKK Việt nam và TS. Nguyễn Tuấn Quang – Phó Cục trưởng Cục biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường và trên 200 đại biểu của các hãng sản xuất điều hòa không khí nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam.
Mở đầu chương trình, TS.Tạ Quang Ngọc đã đọc diễn văn khai mạc:
và TS.Nguyễn Tuấn Quang đã phát biểu chào mừng.
Hội thảo có 2 phần chính:
Phần thứ nhất: một số bài thuyết trình về các chủ đề:
1. Công nghệ AI áp dụng trong hệ thống HVAC VRF LG nhằm tiết giảm tiêu thụ năng lượng – Được trình bày bởi đại diện Công ty TNHH LGe Việt Nam Hải Phòng
2. Giải pháp xanh tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường - Được trình bày bởi đại diện Công ty Shuangliang
3. Đẩy nhanh quá trình cắt giảm phát thải các-bon trong hệ thống lạnh& Xu hướng của môi chất lạnh - Được trình bày bởi đại diện Công ty TNHH Danfoss Việt Nam
4. Giải pháp sử dụng máy lạnh hấp thụ giúp giảm phát thải CO2, môi chất lạnh GWP = 0 cho các nhà máy... có so sánh thực tế - Được trình bày bởi Công ty Panasonic Việt Nam.
Phần thứ hai là tọa đàm: “Thực thi Quyết định 496/QĐ -TTg của Thủ tướng về Kế hoạch Quốc gia quản lý và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon, gây hiệu ứng nhà kính - Hiện trạng, Thách thức và Định hướng Giải pháp”.
PGS.TS. Nguyễn Việt Dũng – Phó Chủ tịch Hội, Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí, Đại học Bách khoa Hà Nội đã Giới thiệu về Kế hoạch Quốc gia về gia quản lý và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon, gây hiệu ứng nhà kính. Sau đó, đã tiến hành thảo luận về Hiện trạng, Thách thức và Định hướng Giải pháp để thực thi Kế hoạch Quốc gia quản lý và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon, gây hiệu ứng nhà kính với các chủ đề:
Chủ đề 1: Các doanh nghiệp cung cấp, sản xuất ĐHKK có khó khăn thuận lợi gì khi từ năm 2029 sẽ không nhập khẩu, lắp ráp ĐHKK thương mại PAC/VRV/VRF sử dụng môi chất có GWP lớn hơn 750.
Chủ đề 2: từ năm 2029 không sử dụng các chiller dùng MCL R22, từ năm 2040 chiller không dùng MCL R134a, có thuận lợi, khó khăn gì với doanh nghiệp và thị trường.
Chủ đề 3: Trong lĩnh vực lạnh thương mại sẽ không dùng MCL có GWP >150 (R404A, R507A, R407C…) có thuận lợi, khó khăn gì với doanh nghiệp và thị trường.
Chủ đề 4: Từ 2035 lĩnh vực lạnh công nghiệp sẽ không dùng MCL có GWP>750 (R404A, R507A, R407C, R134a…) có thuận lợi, khó khăn gì đối với doanh nghiệp và thị trường.
Chủ đề 5: Lĩnh vực làm mát bền vững (nâng cao trình độ KTS, KS, phát triển công nghệ làm mát xanh) có những thuận lợi khó khăn gì ?
Chủ đề 6: Vấn đề nhập khẩu, thu hồi tái chế, tiêu hủy môi chất có khó khăn thuận lợi gì ?
Các đại biểu, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất máy điều hòa không khí đã thảo luận sôi nổi quanh các chủ đề trên. Đại diện Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Hội đã tiếp thu ý kiến của các doanh nghiệp và là cơ sở để đóng góp vào các chính sách của Nhà nước sau này.
Buổi hội thảo đã thành công hết sức tốt đẹp.