Thống kê
  Đang online: 4
  Lượt truy cập: 1635849
Liên kết website
VIDEO / HÌNH ẢNH










Văn bản nhà nước

Để các bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa tiêu chuẩn, chúng tôi xin đăng bài viết: "Tiêu chuẩn là gì? Các loại tiêu chuẩn, lợi ích của tiêu chuẩn" (theo trang web: https://www.thegioididong.com)

Hàng ngày chúng ta thường bắt gặp rất nhiều các tiêu chuẩn khác nhau trong đời sống, xã hội hay công việc, học tập. Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng thì tiêu chuẩn ngày càng giữ một vị trí cực kì quan trọng. Vậy tiêu chuẩn là gì? Các loại tiêu chuẩn, chúng mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp, người tiêu dùng và nhà nước?

I. Khái niệm

1. Tiêu chuẩn là gì

Tiêu chuẩn là những quy định, yêu cầu về đặc tính kỹ thuật, quản lí hoặc cũng có thể là các chỉ dẫn kỹ thuật được dùng làm chuẩn mực, khuôn mẫu nhằm đảm bảo, nâng cao chất lượng cho các sản phẩm, dịch vụ, quá trình, hệ thống và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội để chúng trở nên hiệu quả, phù hợp với mục đích sử dụng.

2. Tính chất của tiêu chuẩn

Các tiêu chuẩn, quy định được đề ra về sản phẩm, dịch vụ hay quá trình được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện. Các tiêu chuẩn này có thể được tạo nên bởi một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để mọi người tự nguyên áp dụng.

Tuy mang nguyên tắc tự nguyện nhưng sẽ có một phần hoặc toàn bộ tiêu chuẩn cụ thể sẽ phải bắt buộc áp dụng khi nó đã được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật. 

Hiện nay thì thông qua điều 12 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật được ban hành năm 2006, tiêu chuẩn bao gồm 5 loại sau: 

Loại 1: Tiêu chuẩn cơ bản

Tiêu chuẩn này đặt ra các yêu cầu về đặc tính được áp dụng chung cho một phạm vi rộng hoặc chứa đựng các quy định chung cho một lĩnh vực cụ thể.

Loại 2: Tiêu chuẩn thuật ngữ 

Đây là tiêu chuẩn đưa ra các quy định về tên gọi và khái niệm cụ thể cho các đối tượng của các hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.

Loại 3: Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật 

Với tiêu chuẩn này thì nó sẽ quy định về mức, chỉ tiêu và yêu cầu về mặt kỹ thuật đối với các đối tượng nằm trong lĩnh vực liên quan đến tiêu chuẩn.

Loại 4: Tiêu chuẩn phương pháp thử 

Tiêu chuẩn sẽ đề ra các phương pháp thử cụ thể cho các đối tượng đang hoạt động trong các lĩnh vực tiêu chuẩn. Sẽ có rất nhiều phương pháp đáp ứng các mục đích và nhu cầu khác nhau:

  • Phương pháp kiểm tra
  • Phương pháp xác định
  • Phương pháp khảo nghiệm
  • Phương pháp lấy mẫu
  • Phương pháp giám định về mức, chỉ tiêu và yêu cầu về mặt kỹ thuật.
  • Phương pháp phân tích
  • Phương pháp đo

Loại 5: Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản

Tiêu chuẩn này sẽ quy định những yêu cầu liên quan đến ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phấm của các đối tượng đang hoạt động trong các lĩnh vực tiêu chuẩn.

3. Mục đích của tiêu chuẩn

Nhìn chung tiêu chuẩn ra đời với rất nhiều mục đích khác nhau nhưng nhiệm vụ cốt lõi của chúng là tạo ra những chuẩn mực giúp tổ chức hay doanh nghiệp có cơ sở để dựa vào đó có thể đưa ra những đánh giá và kiểm soát các đối tượng trong hoạt động kinh tế - xã hội. Nhờ vậy mọi việc sẽ diễn ra theo khuôn khổ từ đó góp phần nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của những đối tượng đó.

II. Lợi ích khi áp dụng các tiêu chuẩn

1. Đối với doanh nghiệp

  • Các tiêu chuẩn sẽ là một công cụ hữu hiệu giúp cho những người lãnh đạo, người chủ có thể vận hành trơn tru và dễ dàng quản lí, kiểm soát các hoạt động trong doanh nghiệp mình
  • Dựa vào đó có thể đưa ra được các kế hoạch duy trì cũng như cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày một tốt hơn.
  • Áp dụng các tiêu chuẩn thể hiện sự tuân thủ với pháp luật cũng như thể hiện được tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội, môi trường.
  • Các tiêu chuẩn sẽ tạo nên được một bộ quy trình chuẩn cho mọi hoạt động. Từ đó công việc sản xuất, quản lí trở nên dễ dàng hơn, việc kinh doanh trở nên hiệu quả hơn.
  • Tạo dựng hình ảnh, uy tín cho doanh nghiệp.
  • Tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận với thị trường toàn cầu, gỡ bỏ rào cản thương mại.
  • Được xem xét miễn hoặc giảm khi có giấy chứng nhận và dấu chất lượng.
  • Các tiêu chuẩn xây dựng lòng tin của khách hàng, thỏa mãn được những nhu cầu sử dụng của họ từ đó giúp gia tăng sức tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.
  • Tiết kiệm đáng kể các chi phí hoạt động cho doanh nghiệp vì khi áp dụng những tiêu chuẩn sẽ hạn chế tối đa những sai sót, rủi ro hay những khoảng đầu tư lãng phí trong quá trình sản xuất, kinh doanh. 

2. Đối với khách hàng

  • Người dùng sẽ cảm thấy an tâm khi quyết định mua, sử dụng các sản phẩm, dịch được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn. 
  • Hệ thống tiêu chuẩn sẽ là cơ sở uy tín để người dùng có thêm những thông tin nhận xét, đánh giá về sản phẩm từ đó đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu và mục đích sử dụng của bản thân.
  • Góp phần giảm thiểu các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu dùng nói riêng và toàn xã hội nói chung. Đó là những vấn đề nhức nhối luôn nhận được sự quan tâm của toàn cầu như vệ sinh an toàn thực phẩm, vấn đề ô nhiễm môi trường hay an ninh mạng...

3. Đối với cơ quan quản lý nhà nước

  • Là nguồn kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm toàn cầu nắm giữ vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng các quy định cho các cơ quan quản lý toàn cầu.
  • Góp phần mở cửa thương mại toàn cầu, đồng thời bằng cách cung cấp các tiêu chuẩn làm cơ sở kỹ thuật trong các điều khoản của các hiệp định thương mại ở các cấp khu vực, quốc tế cũng sẽ phần nào đó loại bỏ được rào cản trong thương mại với thế giới. 

III. Một số tiêu chuẩn phổ biến ở Việt Nam

1. Tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN chắn hẳn không còn quá xa lạ với chúng ta, bạn có thể dễ dàng bắt gặp chúng trên các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày. Đây là bộ tiêu chuẩn được xây dựng bởi Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam (thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng),các bộ, ngành tổ chức và được công bố bởi Bộ Khoa học và Công nghệ. 

2. Tiêu chuẩn cơ sở - TCCS

Tiêu chuẩn cơ sở (ký hiệu TCCS) chúng là những tiêu chuẩn về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình hoặc môi trường do người đứng đầu Cơ sở xây dựng và công bố để áp dụng trong các hoạt động của cơ sở.

3. Tiêu chuẩn quốc tế ISO

Tiêu chuẩn quốc tế là tiêu chuẩn được xây dựng và ban hành bởi một một tổ chức tiêu chuẩn quốc tế hoặc một tổ chức quốc tế có hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn. Hiện nay, ở nước ta tiêu chuẩn quốc tế ISO phổ biến về hệ thống quản lý bao gồm các tiêu chuẩn sau:

  • ISO 22000 về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
  • ISO 27001 về Hệ thống quản lý an toàn thông tin
  • ISO 45001 về Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
  • ISO 9001 về Hệ thống quản lý chất lượng
  • ISO 14001 về Hệ thống quản lý môi trường

 

Bài viết cùng chuyên mục
Tìm kiếm
Lựa chọn chuyên mục
Hỗ trợ trực tuyến

Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký TS. Nguyễn Xuân Tiên

0243.771.0543

0913212345